Thuế ô tô trở thành rào cản lớn trong đàm phán thương mại với Mỹ

PV (t/h)-Thứ ba, ngày 20/05/2025 18:35 GMT+7

Nhật Bản và Hàn Quốc đều muốn được miễn trừ hoàn toàn thuế, trong khi EU tìm kiếm một thỏa thuận tốt hơn Anh

bangdatally.xyz - Đàm phán giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu EU đang gặp vướng mắc lớn do thuế quan 25% của Mỹ áp lên ô tô nhập khẩu.

Việc Mỹ sớm đạt các thỏa thuận thuế quan với Anh và Trung Quốc đã giúp thúc đẩy các kỳ vọng về tiến trình đàm phán thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều đối tác khác của nước này lại đang gặp khó khăn trong việc đạt thỏa thuận, đặc biệt liên quan đến ô tô.

Theo Thời báo Phố Wall, đàm phán giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu EU đang gặp vướng mắc lớn do thuế quan 25% của Mỹ áp lên ô tô nhập khẩu. Trong thỏa thuận với Anh, Mỹ chỉ đồng ý giảm thuế ô tô xuống 10% cho hạn ngạch 100.000 xe mỗi năm, thấp hơn nhiều so với lượng xe xuất sang Mỹ từ các đối tác lớn nói trên.

Nhật Bản và Hàn Quốc đều muốn được miễn trừ hoàn toàn thuế, trong khi EU tìm kiếm một thỏa thuận tốt hơn Anh. Hiện nhiều hãng ô tô lớn như Toyota, Honda và Nissan đã hạ dự báo lợi nhuận do ảnh hưởng thuế quan.

Thuế ô tô trở thành rào cản lớn trong đàm phán thương mại với Mỹ - Ảnh 1.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản hiện có rất ít lựa chọn tức thời để bù đắp tác động từ việc Mỹ áp thêm thuế quan đối với ô tô

Tại Nhật Bản, theo các nhà phân tích, Toyota Motor Corp, Honda Motor Co và các nhà sản xuất nội địa khác có thể sẽ phải dựa vào doanh số bán hàng mạnh mẽ của các mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu phổ biến tại thị trường chủ chốt này, có khả năng đi kèm với việc tăng giá.

Mức thuế bổ sung 25% có hiệu lực từ ngày 3/4 dự kiến sẽ làm sụt giảm đáng kể lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản. Hai nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản là Toyota và Honda dự kiến lợi nhuận ròng sẽ giảm lần lượt 35% và 70% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2026.

Các nhà sản xuất ô tô có thể tăng cường sản xuất tại địa phương hoặc chuyển chi phí thuế quan cao hơn sang cho khách hàng, cùng với các biện pháp hiệu quả khác để giảm thiểu tác động. Việc tăng giá có thể giúp giảm bớt áp lực lên lợi nhuận, nhưng chiến lược này có nguy cơ khiến khách hàng quay lưng.

Giám đốc Tài chính Toyota, ông Yoichi Miyazaki, cho biết sẽ không có những động thái vội vàng và bác bỏ khả năng tăng giá ngay lập tức, mô tả đây là một chiến lược rủi ro.

Theo các nhà phân tích, có thể mất nhiều năm để tăng cường sản xuất tại địa phương, vì các nhà sản xuất ô tô sẽ cần tổ chức lại chuỗi cung ứng và có thể ngần ngại làm như vậy khi không biết thuế quan sẽ duy trì trong bao lâu.

Ngoài mức thuế 25% đối với ô tô, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn áp thuế 25% đối với phụ tùng ô tô và mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các đối tác thương mại.

Chủ tịch Toyota, ông Koji Sato nói rằng ông sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển và sản xuất tại địa phương trong trung và dài hạn. Ông cho biết, nếu việc xuất khẩu từ Nhật Bản sang thị trường Mỹ gặp khó khăn, Toyota cần xem xét chuyển hướng những chiếc xe đó sang các thị trường khác trong ngắn hạn.

Toyota, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tính theo số lượng, dự kiến lợi nhuận ròng sẽ giảm 34,9% trong năm tài chính hiện tại xuống còn 3.100 tỷ yen (21,3 tỷ USD), do ước tính thuế nhập khẩu cao hơn sẽ làm giảm lợi nhuận hoạt động của công ty ít nhất 180 tỷ yen trong hai tháng đầu năm tài chính. Công ty không tiết lộ tác động cho cả năm.

Honda, nhà sản xuất ô tô số 2 Nhật Bản, cho biết lợi nhuận ròng dự kiến sẽ giảm mạnh 70,1% xuống còn 250 tỷ yen trong năm tài chính 2025, đồng thời cho rằng thuế quan của Mỹ có thể làm giảm lợi nhuận hoạt động của công ty tới 650 tỷ yen trong năm, ảnh hưởng đến ô tô và xe máy nhập khẩu. Honda có kế hoạch chuyển sản xuất một số mẫu xe sang Mỹ từ Nhật Bản và Canada để giảm bớt tác động của thuế quan.

Chủ tịch Honda, ông Toshihiro Mibe, cho biết công ty cũng sẽ xem xét tăng giá, theo dõi chặt chẽ chiến lược giá của các công ty khác để xác định thời điểm và những mẫu xe nào sẽ bị ảnh hưởng.

Nissan Motor Co, nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba Nhật Bản, dự kiến thuế quan sẽ cắt giảm lợi nhuận hoạt động của công ty tới 450 tỷ Yen trong năm tài khóa hiện tại. Thuế quan bổ sung là một đòn giáng nữa vào Nissan, vốn đang trải qua quá trình tái cấu trúc lớn do doanh số bán hàng sụt giảm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc.

Nhà sản xuất ô tô đang gặp khó khăn này đã ghi nhận khoản lỗ ròng lớn thứ ba trong năm tài chính 2024. Nissan cho biết sẽ tập trung vào việc thúc đẩy doanh số bán các mẫu xe được sản xuất tại Mỹ để giảm bớt ảnh hưởng của thuế ô tô.

Theo ông Tatsuo Yoshida, nhà phân tích ô tô cấp cao tại Bloomberg Intelligence, Nissan sản xuất 53% số xe bán ra tại thị trường Mỹ tại các nhà máy địa phương, nhiều hơn 49% của Toyota nhưng ít hơn 62% của Honda.

Tuy vậy, nhà phân tích ô tô Takaki Nakanishi thuộc Viện Nghiên cứu Nakanishi cho biết, hoàn cảnh khó khăn không làm giảm tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, và Toyota cùng các hãng khác nên tiếp tục cung cấp các sản phẩm hấp dẫn cho khách hàng địa phương để duy trì khả năng cạnh tranh.

Hiện tại, không có nhà sản xuất ô tô Nhật Bản nào có kế hoạch xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng đáng kể năng lực sản xuất tại Mỹ, vì họ đặt mục tiêu thúc đẩy doanh số bán xe nhỏ và xe hybrid để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ tại địa phương

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước