Ảnh minh họa.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới đã khởi đầu tuần mới với mức tăng nhẹ. Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 0,2%, trong khi dầu WTI tăng 0,32%. Những lo ngại về việc Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ và kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, đã gây áp lực lên giá dầu. Tuy nhiên, những trở ngại mới trong tiến trình đàm phán hạt nhân giữa Mỹ - Iran sau đó đã giúp thúc đẩy giá vàng đen.
Giới chuyên gia dự báo, sau giai đoạn phục hồi tích cực gần đây, triển vọng của giá dầu sẽ đối mặt với nhiều áp lực trong thời gian tới do những biến động cả về cung và cầu. Sau hai tuần tăng liên tiếp, giá dầu giờ đây đang chịu nhiều sức ép hơn, khi các thông tin kém khả quan về kinh tế Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên những lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu.
Những kỳ vọng lạc quan sau thỏa thuận giảm thuế quan tạm thời mà Mỹ và Trung Quốc đạt được hồi tuần trước, cũng đã dần lắng dịu, trong bối cảnh thương mại toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều yếu tố bất định.
Ông Heng Koon How - Trưởng bộ phận Chiến lược Thị trường, Tập đoàn UOB đánh giá: "Việc Mỹ và Trung Quốc đồng ý tạm giảm thuế quan trong 90 ngày được xem là một yếu tố tích cực ngắn hạn đối với nhu cầu toàn cầu và đó là lý do giá dầu đã phục hồi trở lại mức khoảng 65 USD/thùng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất ổn liên quan đến tất cả các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và các quốc gia khác. Mức thuế quan 10% nhiều khả năng sẽ vẫn được duy trì rộng rãi. Cũng còn rất nhiều bất ổn liên quan đến mức thuế quan đối với các sản phẩm như thép, nhôm và ô tô. Những điều này vẫn sẽ là yếu tố kìm hãm kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu".
Bên cạnh đó, giá dầu cũng chịu sức ép từ tình trạng dư cung. Theo IEA, nguồn cung dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm nay. Động lực chủ yếu đến từ quyết định tăng sản lượng gấp ba lần mức dự báo kể từ tháng 5 của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+.
"OPEC+ cảm thấy rằng, nhu cầu toàn cầu vẫn khá ổn và họ tăng sản lượng để đảo ngược các biện pháp cắt giảm trước đó từ năm 2022. Chúng tôi vẫn cho rằng có thể đây là một động thái hơi vội vàng. Việc OPEC+ tăng sản lượng vào thời điểm này là khá rủi ro, đặc biệt là khi kinh tế Mỹ hoặc Trung Quốc tiếp tục chậm lại trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số báo cáo ngành cho rằng thành viên chủ chốt của OPEC+ là Saudi Arabia vẫn thúc đẩy nỗ lực này để duy trì khả năng định giá của khối", ông Heng Koon How - Trưởng bộ phận Chiến lược Thị trường, Tập đoàn UOB cho hay.
Với triển vọng dư cung, trong báo cáo mới nhất, Goldman Sachs, đã dự báo giá dầu ở mức 60 USD/thùng dầu thô Brent và 56 USD/thùng dầu thô WTI trong năm nay, đồng thời có thể tiếp tục giảm trong năm tới. Trong trường hợp cuộc chiến thuế quan kéo dài và ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, ngân hàng đầu tư này dự kiến giá dầu Brent có thể giảm về 40 USD/thùng vào cuối năm 2026.
Hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu bangdatally.xyz - Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới cũng ghi nhận mức giảm nhẹ khoảng 0,3%, sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!