Tạo liên kết chuỗi hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 08/05/2025 19:58 GMT+7

bangdatally.xyz-Việc xây dựng các chuỗi liên kết doanh nghiệp theo cụm ngành, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng là một trong giải pháp để phát triển, tăng quy mô và sức khỏe cho doanh nghiệp.

Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân của Bộ Chính trị vừa mới được ban hành, đã thẳng thắn nêu rõ những nguyên nhân kìm hãm khu vực kinh tế tư nhân phát triển trong thời gian vừa qua như còn phát triển nhỏ lẻ, không thể bứt phá về quy mô thậm chí nhiều hộ kinh tế thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp và "không muốn lớn". Do vậy, việc xây dựng các chuỗi liên kết doanh nghiệp theo cụm ngành, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng… là một trong giải pháp để phát triển kinh doanh, tăng quy mô và sức khỏe cho doanh nghiệp.

Mắm ép chưng thịt, thịt xào mắm ruốc - đây là những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên thực tế cho thấy, thương hiệu này vẫn chỉ phát triển với quy mô nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh. Thậm chí ngay cả việc liên kết với các nhà phân phối lớn, để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, đến nay vẫn chưa thể làm được.

Bà Nguyễn Thị Huyên - Giám đốc Công ty Cổ phần PTK Việt Nam cho biết: "Chúng tôi cũng đã làm việc một vài lần với các tổ chức về việc liên kết chuỗi, nhưng chúng tôi thấy rằng hiệu quả và triển khai vẫn chưa đến nơi, đến chốn. Cho nên, việc sản phẩm của chúng tôi đi theo mô hình chuỗi vẫn chưa được thành công".

Tạo liên kết chuỗi hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân - Ảnh 1.

Với nhiều doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, việc thiếu nguồn cung nguyên liệu trong nước đã khiến họ mất đi lợi thế cạnh tranh

Ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Bộ Công thương nhận định: "Những mô hình thương mại mới, ví dụ như cho phép nhà sản xuất đến thẳng cửa hàng, làm sao để từ nhà sản xuất đến nhà phân phối đến tay người tiêu dùng, quãng đường đó được rút ngắn khoảng cách và thời gian. Chúng tôi đặt ra mục tiêu tỷ lệ chiếm lĩnh hàng made in Vietnam trong các kênh phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi khoảng từ 80-90%".

Không chỉ khó khăn cho doanh nghiệp khi thiếu chuỗi liên kết từ sản xuất đến tay người tiêu dùng, với nhiều doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, việc thiếu nguồn cung nguyên liệu trong nước đã khiến họ mất đi lợi thế cạnh tranh.

Ông Phùng Duy Phong - Giám đốc kỹ thuật Công ty HD techvina Bắc Ninh nêu ý kiến: "Linh kiện tiêu chuẩn của máy móc công nghệ cao ở nước mình hoàn toàn không có, phụ thuộc 100% vào việc nhập khẩu. Vì vậy, cấu thành chi phí tạo ra máy đã tăng khoảng 30 đến 35%, như vậy mất lợi thế so với các doanh nghiệp nước ngoài cùng trong một chuỗi cung ứng là máy móc công nghệ cao".

Ông Ngô Tân Phượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đưa ra nhận định: "Bắc Ninh chúng tôi phấn đấu tăng trưởng khối kinh tế tư nhân không thấp hơn mức tăng trưởng chung của năm 2025, trong kế hoạch đó, chúng tôi sẽ hình thành một sàn giao dịch thiết bị và công nghệ. Đây là một sân chơi cho các doanh nghiệp đến để tìm hiểu, trao đổi, mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh".

Cùng với nhóm giải pháp cải cách thể chế và chính sách, nhiều ý kiến cho rằng cũng cần có sự thúc đẩy từ chính nội khối kinh tế tư nhân để tạo ra các chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất phân phối chặt chẽ và hiệu quả hơn. Từ đó, phát huy được năng lực của kinh tế tư nhân đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước