Nợ công Mỹ tăng vọt lên 36.000 tỷ USD

PV (t/h)-Thứ hai, ngày 19/05/2025 13:17 GMT+7

Hiện nợ công Mỹ tăng vọt lên 36.000 tỷ USD và áp lực chi phí vay cao

bangdatally.xyz - Chính phủ Mỹ đã chạm trần nợ vào tháng Giêng và đang sử dụng "các biện pháp đặc biệt" để tránh vỡ nợ.

Giới đầu tư toàn cầu đang lo ngại về triển vọng tài khóa Mỹ sau khi Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm quốc gia từ AAA xuống AA1. Đây là lần đầu tiên cả ba hãng xếp hạng tín nhiệm lớn - Moody's, S&P, và Fitch - đều hạ xếp hạng Mỹ, làm dấy lên nỗi lo về khả năng vỡ nợ. Hiện nợ công Mỹ tăng vọt lên 36.000 tỷ USD và áp lực chi phí vay cao

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cảnh báo, Mỹ có thể cạn tiền nếu Quốc hội không nâng trần nợ trước tháng 8. Các nhà phân tích cảnh báo niềm tin vào chính sách tài khóa Mỹ suy giảm sẽ ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu. Hiện Quốc hội Mỹ đang gấp rút đàm phán để tránh khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.

Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết chính quyền đang nỗ lực kiểm soát lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm – hiện ghi nhận ở mức 4,44%, thấp hơn khoảng 17 điểm cơ bản so với thời điểm trước khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1.

"Chắc chắn lợi suất sẽ phản ứng nếu thâm hụt tăng vọt, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đã duy trì mức thâm hụt lớn", Garrett Melson, chiến lược gia danh mục tại Natixis Investment Managers Solutions, bình luận.

Dù vậy, phát ngôn viên Nhà Trắng bác bỏ những lo ngại về dự luật.

Sự cấp bách gia tăng khi các thời hạn quan trọng đến gần. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson muốn Hạ viện thông qua dự luật trước kỳ nghỉ Lễ Chiến sĩ Trận vong (26/5), trong khi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent kêu gọi nâng trần nợ trước giữa tháng 7.

Chính phủ Mỹ đã chạm trần nợ vào tháng Giêng và đang sử dụng "các biện pháp đặc biệt" để tránh vỡ nợ. Ông Bessent cảnh báo ngày "X" – thời điểm Mỹ cạn tiền để hoàn trả các nghĩa vụ – có thể rơi vào tháng 8.

Lo ngại của nhà đầu tư đã phản ánh vào thị trường: lợi suất trung bình của tín phiếu Kho bạc đáo hạn tháng 8 hiện cao hơn các kỳ hạn liền kề – dấu hiệu rõ ràng về rủi ro trần nợ.

Theo chuyên gia Michael Zezas từ Morgan Stanley, một gói tài khóa chỉ khả thi về mặt chính trị sẽ làm thâm hụt tăng thêm trong ngắn hạn và không mang lại cú hích thật sự cho nền kinh tế.

Anne Walsh, Giám đốc đầu tư tại Guggenheim Partners Investment Management, cảnh báo rằng nếu Mỹ không có kế hoạch thực chất để tái cấu trúc chi tiêu, con đường tài khóa hiện tại là không bền vững.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước