Thông tin trên là kiến nghị của nhiều đại biểu Quốc hội khi thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Theo đó, một số đại biểu đồng tình với việc nâng trần nợ vay của ngân sách địa phương. Bởi trong bối cảnh sát nhập tỉnh, thành phố như hiện nay, thì rất cần nguồn lực kết nối vùng, kết nối các địa phương.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh nêu ý kiến: "Đối với các đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang có nhiều dự án lớn, trong đó có dự án đường sắt đô thị. Chúng tôi đề nghị thay vì mức trần 120% phần ngân sách thu được hưởng, trong thời gian tới thì có thể vượt trần. Đề nghị Quốc hội xem xét có thể nâng mức trần từ 150 - 200% mức thu ngân sách được hưởng phân cấp".
Tuy nhiên, các đại biểu cũng lưu ý phải nâng trần nợ công phải kiểm soát tốt bội chi, kiểu "dễ vay thì dày nợ", làm phân tán nguồn lực quốc gia. Việc đầu tư cần ưu tiên các dự án đang triển khai, có trong có kế hoạch đầu tư trung hạn, có khả năng thu hồi vốn, tránh bố trí vào các dự án khó triển khai, khó giải ngân.
"Nhiều dự án không có trong trung hạn, chưa cấp bách, chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, nên khó triển khai. Có tiền không tiêu được, tiền để trong két, nhưng không thể giải ngân, phải chuyển nguồn qua nhiều năm… Trong khi nợ ngân sách đi vay vẫn phải trả lãi", ông Trần Văn Lâm - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho hay.
Ông Tạ Văn Hạ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho biết: "Hiện nay trần nợ công Quốc hội cho là 60%. Đồng ý là tăng nhưng tăng ở mức nào, điều tiết ra sao để tránh vỡ nợ công của cả địa phương".
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, trần nợ công Quốc hội cho phép là 60%, thực tế đến hết năm 2024 mới sử dụng khoảng 34,7% GDP, cho thấy còn dư địa đáng kể. Việc nâng trần nợ công sẽ đi đôi với kiểm soát chặt chẽ nợ công, bội chi trong giới hạn cho phép của Quốc hội, đồng thời đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các dự án sử dụng vốn vay.
Thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công bangdatally.xyz - Luật Đầu tư công cần được thiết kế lại theo các nguyên lý quản trị hiện đại: trao quyền - gắn trách nhiệm - giám sát thông minh - tập trung kết quả đầu ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!