Mở rộng kết nối tiêu thụ vải thiều

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 22/05/2025 20:36 GMT+7

bangdatally.xyz - Năm nay, dự kiến thời tiết thuận lợi, tình hình ra hoa vải thiều được đảm bảo, do đó, sản lượng vải thiều được dự báo sẽ tăng khoảng 30% so với năm ngoái.

Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, niên vụ vải thiều năm 2025 được đánh giá trúng mùa với sản lượng dự kiến 303.000 tấn, tăng 30% so với năm 2024, nhờ thời tiết thuận lợi và kiểm soát tốt sâu bệnh.

Do đặc thù của cây vải là thời gian thu hoạch tương đối ngắn và khá tập trung, thường rộ trong khoảng một tháng nên cần chủ động sớm việc thu hoạch, chế biến và tiêu thụ.

Về công tác tiêu thụ, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị sẵn sàng cho chuyên gia các thị trường nhập khẩu vào kiểm tra điều kiện sản xuất, kiểm dịch thực vật đối với quả vải; bố trí cán bộ ứng trực 24/7 tại cửa khẩu và các phòng thử nghiệm để phục vụ thủ tục kiểm dịch, kiểm tra tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Đồng thời, Cục yêu cầu các đơn vị kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu chủ động làm việc với các cơ quan liên ngành tại cửa khẩu và cơ quan kiểm dịch nước nhập khẩu để thông quan nhanh nhất cho các lô hàng vải tươi.

Về bảo quản, chế biến, các doanh nghiệp chế biến nông sản có kế hoạch thu mua vải làm nguyên liệu để giảm áp lực tiêu thụ khi rộ vụ; kết nối các doanh nghiệp với hệ thống kho lạnh quy mô lớn để hỗ trợ bà con bảo quản vải trong lúc chưa bán được ngay hoặc huy động nguồn lực để đầu tư kho lạnh tạm thời, các điểm sơ chế lưu động nhằm giảm áp lực tiêu thụ trong giai đoạn cao điểm thu hoạch.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, Bộ đang cùng các địa phương chuẩn bị các điều kiện hạ tầng cho thu hoạch, vận chuyển, sơ chế và bảo quản sản phẩm; trong đó chú trọng quan tâm đến các vấn đề về logistics. Tới đây, Bộ sẽ làm việc với cơ quan hải quan tại các cửa khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ trái vải tươi, cụ thể như mở luồng xanh cho xuất khẩu quả vải tại cửa khẩu.

Bộ cũng yêu cầu cần sự liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản đến chế biến, tiêu thụ; nhất là liên kết giữa cơ sở sản xuất với cơ sở chế biến, đóng gói và doanh nghiệp xuất khẩu; liên kết giữa các doanh nghiệp với đối tác nhập khẩu. Ngoài ra, cần linh hoạt bố trí các hình thức vận chuyển với nhiều kênh tiêu thụ khác nhau. Các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi biến động thị trường nhập khẩu quả vải, nhất là Trung Quốc để việc tiêu thụ được thông suốt. Về lâu dài, cần hoàn thiện gói kỹ thuật rải vụ cho cây vải để giảm áp lực mùa vụ; khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trung tâm chiếu xạ, kho lạnh cấp vùng, kết hợp với hệ thống vận tải lạnh liên vùng để tối ưu chi phí logistics, góp phần phát triển thương hiệu quốc gia vải thiều Việt Nam.

Hiện tại, cả nước có 469 mã số vùng trồng vải với tổng diện tích 19.377 ha và 55 mã số cơ sở đóng gói đi các thị trường Trung Quốc, Australia, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ.

Nông dân ở Đắk Lắk 'trúng đậm' vì vải thiều được mùa được giá Nông dân ở Đắk Lắk "trúng đậm" vì vải thiều được mùa được giá

bangdatally.xyz - Vải thiều chín sớm, được mùa, giá lại cao nông dân Đắk Lắk vui mừng nhờ lợi nhuận khủng từ cây trồng này.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước