Mặt bằng giá hàng hóa ổn định góp phần kiểm soát lạm phát

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 21/05/2025 17:15 GMT+7

bangdatally.xyz - Mặt bằng giá hàng hóa ổn định sẽ là yếu tố góp phần kiểm soát lạm phát trong bối cảnh áp lực giá cả đang có xu hướng gia tăng.

Dù một số mặt hàng thiết yếu tại chợ dân sinh có biến động nhẹ do vào mùa cao điểm tiêu dùng, song mặt bằng giá chung vẫn được giữ ổn định nhờ chính sách bình ổn giá tại hệ thống bán lẻ.

Cuối tháng 5, thời tiết nắng nóng kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Ghi nhận tại nhiều chợ dân sinh cho thấy giá một số mặt hàng thiết yếu như thực phẩm đang có xu hướng nhích nhẹ. Thịt lợn tăng khoảng 2.000 đồng/kg, rau muống tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Những biến động nhỏ này nếu cộng dồn cũng đủ khiến nhiều gia đình phải cân nhắc kỹ khi đi chợ.

"Tôi thấy mặt hàng bây giờ tăng khá nhẹ nhưng cũng là tăng rồi so với đầu năm. Tôi cũng phải căn đo cho con để mình đổi bữa, xem giá ở đâu hợp lý hơn," chị Nguyễn Ngọc Xuyến, sống tại quận Hà Đông, Hà Nội chia sẻ.

Tuy nhiên, tại các siêu thị, giá cả vẫn ổn định. Theo các đơn vị bán lẻ, điều này có được nhờ chính sách bình ổn giá và các hợp đồng cung ứng dài hạn đã ký kết từ sớm với nhà sản xuất.

"Từ đầu năm đến nay, giá cả ở đây không có gì thay đổi. Các mặt hàng như gạo, sữa… vẫn ổn định," chị Bùi Thị Mến (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết.

"Chúng tôi đã có kế hoạch ký hợp đồng với nhà cung cấp từ rất sớm nên giá mặt bằng đầu vào tương đối ổn định, không có sự thay đổi nhiều. Ngoài ra, chúng tôi có các chương trình khuyến mại nên doanh thu tăng trưởng so với năm ngoái từ 18-20%," bà Vũ Hoài Anh – Giám đốc Siêu thị BRG Thành Công cho biết.

Trong 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,59%. Trong khi đó, các nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn như giáo dục, y tế, giao thông hay dịch vụ công vẫn giữ ổn định, cho thấy đợt tăng giá hiện nay mang tính cục bộ, không lan rộng.

Theo đại diện cơ quan thống kê, thời điểm mùa hè thường ghi nhận nhu cầu sử dụng điện tăng cao, người dân đi du lịch nhiều, kéo theo áp lực tăng giá hàng hóa. 

Trước áp lực lạm phát từ thế giới đang gia tăng, đặc biệt là sau các điều chỉnh thuế quan của Mỹ, công tác quản lý giá trong nước cần được siết chặt hơn nữa. Tránh tình trạng ‘tát nước theo mưa’ sau đợt tăng giá điện, đồng thời đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa để giữ giá ổn định.

CPI tháng 4 tăng 0,07%

CPI tháng 4 tăng 0,07%

bangdatally.xyz - Tháng 4/2025, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá, 02 nhóm hàng giảm giá và 01 nhóm hàng giá ổn định.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước