Ảnh minh họa.
Mức dư nợ này cũng tăng 2,85% so với cuối năm ngoái. Trong đó, tín dụng bất động với nhóm vay mua nhà, chuyển quyền sử dụng đất để xây, sửa chữa nhà ở... chiếm đa số và cũng tăng nhẹ so với cuối năm ngoái.
Tín dụng nhà ở xã hội, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2, đã tăng trở lại trong hai tháng gần đây. Đến cuối tháng 4, tổng dư nợ tín dụng nhà ở xã hội đạt hơn 2.700 tỷ đồng, tăng 4,84% so với tháng trước.
Giới chuyên gia nhận định, tín dụng bất động sản tăng trở lại phần nào phản ánh niềm tin vào khả năng phục hồi của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất cho vay có xu hướng giảm và chính sách hỗ trợ người mua nhà ngày càng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý vẫn cần theo dõi sát sao để đảm bảo dòng vốn vào bất động sản phát triển lành mạnh, tránh rủi ro nợ xấu.
Theo báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh) của đơn vị tư vấn DKRA Group, 3 tháng đầu năm, nguồn cung và lực cầu đất nền đều cải thiện. Khu vực này có 102 dự án, với hơn 6.530 sản phẩm đất nền chào bán sơ cấp, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Nguồn cung mới phân bố chủ yếu tại Long An (2.000 nền), Bình Dương (1.800 nền) và Đồng Nai (1.450 nền), TP Hồ Chí Minh (300 nền)...
Thanh khoản tại các địa phương này cũng cải thiện với 430 nền đất được giao dịch, tỷ lệ tiêu thụ đạt 6,6%. Dù còn khiêm tốn, so với mức tiêu thụ năm ngoái (74 nền), con số này đã tăng gấp 6 lần.
Tuy nhiên, thị trường căn hộ TP Hồ Chí Minh ghi nhận sự trầm lắng cả cung lẫn cầu trong quý đầu năm nay, theo hãng tư vấn bất động sản Knight Frank Việt Nam. Cụ thể, 3 tháng đầu năm, thành phố chỉ ghi nhận 689 căn hộ được bán ra thành công, tỷ lệ tiêu thụ giảm, chỉ đạt 16%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!