Dược phẩm công nghệ cao: Động lực tăng trưởng chiến lược của Imexpharm

PV-Thứ sáu, ngày 09/05/2025 09:00 GMT+7

bangdatally.xyz - Imexpharm dẫn đầu xu hướng khu công nghiệp dược với tổ hợp dược phẩm Cát Khánh tại Đồng Tháp, góp phần nâng tầm ngành dược Việt Nam ngang các nước tiên tiến khu vực.

Ngành dược: Điểm sáng kinh tế trọng điểm

Trước xu thế đẩy mạnh tự chủ dược phẩm và công nghệ cao trên toàn cầu, tháng 03/2024, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã công bố quyết định mang tính bước ngoặt: xây dựng Khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2, với quy mô 338 ha. Đây là một phần trong kế hoạch triển khai Đề án "Phát triển công nghiệp dược TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", hướng tới sản xuất các loại thuốc phát minh, chuyển giao công nghệ và thuốc chuyên khoa đặc trị. Quyết định này đang tạo ra những cú huých mạnh mẽ cho toàn ngành dược Việt, đánh dấu bước chuyển mình khi Chính phủ chính thức xác định ngành dược là một trong những ngành kinh tế trọng điểm.

Dược phẩm công nghệ cao: Động lực tăng trưởng chiến lược của Imexpharm - Ảnh 1.

Nhà máy kháng sinh công nghệ cao IMP4 đạt chuẩn EU-GMP của Imexpharm. Ảnh: Imexpharm.

Không chỉ tại TP. Hồ Chí Minh, làn sóng phát triển khu công nghiệp dược đang lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều địa phương khác. Nổi bật là Khu công nghiệp dược - sinh học tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, với quy mô hơn 345 ha và tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD, cùng với dự án Tổ hợp Nhà máy Dược phẩm Cát Khánh tại tỉnh Đồng Tháp và một số tỉnh thành khác. Chính phủ mong muốn các khu công nghiệp dược mới sẽ thu hút các nhà đầu tư FIE (vốn nước ngoài) chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc sinh học giá trị kinh tế cao.

Theo Cục Quản lý dược, tính tới 26/4/2025, Việt Nam đã có 274 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và 28 cơ sở sở hữu dây chuyền đạt chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, trong đó Imexpharm là doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam về số lượng nhà máy và dây chuyền sản xuất đạt chuẩn EU-GMP.

Gia tăng động lực tăng trưởng dược công nghệ cao

Việc phát triển các khu công nghiệp dược mang lại nhiều lợi ích chiến lược cho ngành dược và nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, các khu công nghiệp tạo ra một hệ sinh thái khép kín, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và sản xuất các loại thuốc có giá trị cao. Điều này giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu, chủ động hơn trong cung ứng thuốc thiết yếu, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp như dịch bệnh.

Dược phẩm công nghệ cao: Động lực tăng trưởng chiến lược của Imexpharm - Ảnh 2.

Dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà máy IMP4 của Imexpharm. Ảnh: Imexpharm.

Thứ hai, các khu công nghiệp dược tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện đại và trang thiết bị tiên tiến, nâng cao chất lượng và hàm lượng công nghệ của thuốc nội địa giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và mở ra cơ hội xuất khẩu sang các thị trường quốc tế khắt khe.

Cuối cùng, mô hình khu công nghiệp dược giúp tối ưu hóa chi phí đầu tư, sản xuất và logistics, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của thuốc Việt Nam. Đồng thời, các địa phương có cơ hội hình thành hệ sinh thái dược phẩm, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Doanh nghiệp và sự cộng hưởng với làn sóng mới

Trong làn sóng phát triển khu công nghiệp dược, Imexpharm đang triển khai xây dựng Tổ hợp Nhà máy Dược phẩm Cát Khánh tại tỉnh Đồng Tháp trên diện tích 9,7 ha. Với công suất thiết kế dự kiến trung bình lên đến 1.4 tỷ đơn vị sản phẩm/năm kể từ khi hoàn tất, vận hành toàn bộ dự án (sản lượng này có thể điều chỉnh theo phương án sản phẩm thực tế theo từng giai đoạn), dự án này được thiết kế trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao, dự kiến hoàn thành vào năm 2028.

Dự án sẽ tập trung sản xuất các loại thuốc công nghệ cao như "first generic", thuốc sinh học tương đương và các dạng bào chế phức tạp, và sản phẩm thuộc nhóm điều trị mới như tiêu hóa, tim mạch và tiểu đường, những phân khúc có quy mô thị trường 50 ngàn tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD) và tăng trưởng kép trên 8% trong 5 năm qua, trong đó thuốc điều trị tiểu đường tăng trưởng bình quân 13%/ năm.

Để hiện thực hóa chiến lược sản phẩm, Imexpharm liên tục đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển (R&D), với mức chi tăng bình quân 6% mỗi năm và duy trì trên dưới 100 dự án nghiên cứu thường xuyên. Trong năm 2024, công ty đã ra mắt 24 sản phẩm mới, trong đó 50% là thuốc tiêm sản xuất trên dây chuyền EU-GMP. Đặc biệt, Imexpharm sở hữu danh mục 25 thuốc có dữ liệu tương đương sinh học (BE), trở thành một trong những doanh nghiệp nội địa tiên phong trong lĩnh vực này.

Dược phẩm công nghệ cao: Động lực tăng trưởng chiến lược của Imexpharm - Ảnh 3.

Thầy thuốc nhân dân, Dược sỹ Trần Thị Đào - Tổng Giám Đốc Imexpharm phát biểu tại ĐHĐCĐ Imexpharm 2025. Ảnh: Imexpharm.

Thầy thuốc nhân dân, Dược sĩ Trần Thị Đào, Tổng Giám đốc Imexpharm, nhấn mạnh: "Tổ hợp Nhà máy dược phẩm Cát Khánh sẽ là động lực chiến lược, giúp Imexpharm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường, đồng thời củng cố vị thế trong phân khúc thuốc sản xuất trên dây chuyền EU-GMP, với hàm lượng công nghệ và giá trị cao, là nền tảng vững chắc để Imexpharm tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực điều trị chuyên sâu và chuẩn bị sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng dài hạn trong tương lai".

Imexpharm xác định 2025 sẽ là năm bản lề trong hành trình hiện thực hóa tầm nhìn dài hạn với mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng, tăng 18,6% so với 2024.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

kinh tế

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước