Đề xuất rút ngắn 30% thời gian giải quyết thủ tục phá sản

PV (t/h)-Thứ tư, ngày 14/05/2025 14:38 GMT+7

Đề xuất cơ chế đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

bangdatally.xyz - Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

Để hiện thực hóa Nghị quyết 68, Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân để áp dụng theo trình tự, thủ tục rút gọn. Dự thảo thể chế hóa 5 nhóm chính sách lớn, là: Cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực, hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Trong đó, nhằm khắc phục tình trạng vướng mắc trong giải quyết thủ tục phá sản, gây khó khăn cho việc rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp, dự thảo Nghị quyết quy định mở rộng trường hợp, căn cứ để Tòa án xem xét, quyết định việc giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, việc giải quyết theo thủ tục rút gọn bảo đảm rút ngắn tối thiểu 30% về thời gian, điều kiện, trình tự, thủ tục giải quyết so với thủ tục thông thường.

Tại điều 9, Dự thảo nêu rõ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ được hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn, áp dụng bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết đã lắng nghe rất kỹ các ý kiến góp ý, đồng thời nhận định khó khăn lớn nhất hiện nay là phân loại chính xác nội dung cần thể chế hóa trong nghị quyết, nội dung nên đưa vào các luật đang sửa đổi và những nội dung sẽ tiếp tục hoàn thiện sau. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính rà soát toàn bộ các nhóm chính sách, cụ thể hóa tối đa để khi nghị quyết được thông qua có thể lập tức triển khai, bố trí nguồn lực thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đánh giá cao sự đồng hành của Bộ Tài chính và các cơ quan Quốc hội trong việc xây dựng dự thảo. Ông lưu ý cần tiếp tục phối hợp để đảm bảo tính khả thi, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Ông cũng khẳng định, không đặt kỳ vọng nghị quyết lần này sẽ thể chế hóa toàn bộ nội dung của Nghị quyết 68, mà cần có lộ trình, từng bước sửa đổi những quy định còn bất cập.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước