Giảm kỷ luật học sinh: Hiệu quả hay nương tay?

VTV Digital-Thứ ba, ngày 13/05/2025 17:15 GMT+7

bangdatally.xyz - Nhiều ý kiến cho rằng, thay đổi hình thức phạt là cần thiết nhưng cũng đặt ra câu hỏi: liệu học sinh chỉ viết bản kiểm điểm đã đủ sức răn đe hay chưa?

Cách đây vài ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo mới về quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh. Trong đó, hình thức "đình chỉ học" - vốn được xem là mức kỷ luật cao nhất - đã được đề xuất loại bỏ, thay bằng hình thức "viết bản kiểm điểm". Dự thảo này đang thu hút sự quan tâm của học sinh, phụ huynh và các nhà trường.

Dự thảo Thông tư mới đề xuất:

Với học sinh tiểu học: chỉ áp dụng hình thức nhắc nhở và yêu cầu xin lỗi.

Với học sinh THCS và THPT: Ba mức là nhắc nhở, phê bình, và yêu cầu viết bản kiểm điểm.

So với Thông tư 32 ban hành năm 2020, hình thức đình chỉ học có thời hạn đã chính thức bị loại bỏ.

Tại nhiều lớp học, các cô giáo cũng đã chủ động thảo luận với học sinh về những thay đổi trong quy định thưởng - phạt của nhà trường, liên quan đến đề xuất mới trong dự thảo thông tư.

Trong trường học có rất nhiều mức phạt tương ứng với các hành vi vi phạm của học sinh. Tuy nhiên, với những vấn đề mang tính nghiêm trọng, nổi cộm như bạo lực học đường. Thì việc chỉ viết bản kiểm điểm, theo một số nhà trường là chưa đủ.

Theo chuyên gia giáo dục, một hình thức kỷ luật chỉ thực sự có ý nghĩa khi tạo ra sự thay đổi trong hành vi. Nếu bản kiểm điểm được viết ra chỉ để hoàn thành hình thức mà không để lại tác động, học sinh có thể dần "nhờn luật".

Cũng theo chuyên gia, kỷ luật học sinh cần đảm bảo ba yếu tố: răn đe - giáo dục - khôi phục. Lao động công ích hay lớp kỹ năng kiểm soát cảm xúc là những gợi ý thiết thực. Dù hình thức có thay đổi, mục tiêu cuối cùng vẫn là giúp học sinh nhận ra sai lầm và thay đổi tích cực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước