Về vùng trồng sâm Ngọc Linh 3.000 ha lớn nhất cả nước

Thanh Hải – Trần Tuấn-Thứ sáu, ngày 09/05/2025 05:50 GMT+7

Sâm Ngọc Linh được trồng dưới tán rừng ở huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum.

bangdatally.xyz - Từ một vùng heo hút, xa xăm, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã trồng 3.000 ha sâm Ngọc Linh dưới tán rừng… trở thành vùng có vựa sâm lớn nhất cả nước.

Vùng sâm lớn nhất cả nước

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum chia sẻ với phóng viên Thời Báo VTV, huyện Tu Mơ Rông hiện là "thủ phủ dược liệu" của Tây Nguyên.

Từ những ngày sơ khai, Tu Mơ Rông hoang sơ, đắm chìm trong sương mờ. Những cánh rừng dài bất tận, thấp thoáng chỉ vài căn nhà của người đồng bào Xơ-Đăng nghèo khó. Tuy vậy, 20 năm sau, Tu Mơ Rông đã trở thành vùng trọng điểm trồng dược liệu của tỉnh Kon Tum với hơn 4.000ha - trong đó có hơn 3.000 ha sâm Ngọc Linh. Hàng loạt "cái nhất" được ghi nhận như: Diện tích trồng sâm Ngọc Linh lớn nhất, nhiều tỷ phú Xơ-Đăng nhờ sâm Ngọc Linh nhất, nhiều sản phẩm dược liệu được chế biến nhất…

Về vùng lãnh địa sâm 3.000 ha lớn nhất nước - Ảnh 1.

Nhờ cây sâm Ngọc Linh, rất nhiều làng du lịch cộng đồng được hình thành.

Cũng nhờ cây sâm mà người dân ở đây đã biết phục hồi những cánh rừng để phát triển kinh tế. Sâm Ngọc Linh giờ đây không chỉ là cây trồng mà đã trở thành tài sản kinh tế và niềm tự hào của mỗi gia đình. Nhiều hộ dân ở các xã như Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Lây thu nhập từ 500 triệu đồng đến trên 10 tỷ đồng mỗi năm… nhờ cây sâm.

Từ nền du lịch gần như bằng không, thông qua các hoạt động quảng bá sâm Ngọc Linh, đến nay mỗi năm Tu Mơ Rông đón khoảng 10.000 lượt khách. Ngoài thiên nhiên ưu đãi, cùng với sức người, Tu Mơ Rông đã hình thành các điểm du lịch cộng đồng, như điểm du lịch thôn Tu Thó (xã Tê Xăng), thôn Đăk Chum 1 (xã Tu Mơ Rông), Lê Văng ( xã Đăk Na); Khu căn cứ Tỉnh ủy Măng Ri; các vườn sâm Trung tâm của K5 và vườn sâm của hộ gia đình đã trở thành các điểm trải nghiệm chữa lành… Ngoài ra, các điểm Thác Tea Proong, Thác Siu Puông, rừng chè cổ thụ, rừng hoa Đỗ Quyên bạt ngàn trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Bảo vệ rừng để làm du lịch

Huyện Tu Mơ Rông được thành lập vào tháng 6/2005, đến nay tròn 20 năm. Những ngày đầu thành lập, huyện đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức. Với hơn 95% dân số là đồng bào dân tộc, tập quán sản xuất lạc hậu, phần lớn tự cung tự cấp.

Với những chính sách, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cùng sự chung tay của các cấp chính quyền, huyện Tu Mơ Rông đã đề ra chiến lược bảo vệ, phát triển rừng, trồng dược liệu, chăn nuôi dưới tán rừng, gắn với phát triển du lịch. Từ đó, người dân đã trồng, phục hồi gần 2.000 ha rừng. Đồng thời, huyện tích cực thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ cây dược liệu, qua đó đã đưa cây sâm Ngọc Linh đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Về vùng lãnh địa sâm 3.000 ha lớn nhất nước - Ảnh 2.

Sâm Ngọc Linh đem lại cuộc sống trù phú cho nhiều người dân ở huyện Tu Mơ Rông.

Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, Tu Mơ Rông còn quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Các lễ hội truyền thống, nghệ thuật dân gian và hoạt động tại các làng văn hóa được duy trì và phát triển, góp phần tô vẽ nét đẹp văn hóa của cộng đồng địa phương. Văn hóa đồng bào dân tộc địa phương được giới thiệu rộng rãi đến công chúng qua các buổi biểu diễn nghệ thuật tại nhiều tỉnh, thành như Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai....

Thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, sự chân thành của người Xơ-Đăng và cả một kho tàng văn hóa bản địa mà bất kỳ ai đặt chân đến Tu Mơ Rông đều muốn khám phá, trải nghiệm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước