Gần 400 hiện vật được phát hiện tại di tích Đại Cung Môn

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 01/05/2025 11:15 GMT+7

bangdatally.xyz - Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phối hợp khai quật khảo cổ nhằm phục hồi di tích Đại Cung Môn.

Đoàn khảo cổ đã mở 6 hố khai quật và 8 hố kiểm tra trên tổng diện tích hơn 60m2 nhằm xác định rõ kết cấu nguyên gốc của nền móng kiến trúc Đại Cung Môn. Đoàn phát hiện 5 dấu vết trụ móng gia cố đỡ chân cột bằng gạch vồ còn nguyên vị trí và 4 dấu vết còn lại của một phần trụ móng gia cố đỡ chân cột; thu thập được hơn 400 mảnh hiện vật, gồm các hiện vật kiến trúc (đá, đất nung), hiện vật đồ gốm men, sành, kim loại…

Gần 400 hiện vật được phát hiện tại di tích Đại Cung Môn - Ảnh 1.

Toàn bộ cấu trúc, quy mô mặt bằng nền móng kiến trúc Đại Cung Môn từ khi xây dựng cho đến khi bị phá hủy, tuy đã qua nhiều lần tu sửa, vẫn không hề thay đổi..

Đại Cung Môn là một công trình kiến trúc có vị trí và vai trò quan trọng trong Quần thể di tích Cố đô Huế. Đại Cung Môn, được xây dựng năm 1833 dưới triều Minh Mạng, là cổng chính dẫn vào Tử Cấm Thành và từng được xem là cửa ngõ trung tâm của Hoàng thành Huế. Công trình này bị phá hủy vào năm 1947.

Phát hiện nhiều hài cốt niên đại 4.000 – 6.000 năm Phát hiện nhiều hài cốt niên đại 4.000 – 6.000 năm

bangdatally.xyz - Sau hơn 1 tháng tiến hành khai quật, các chuyên gia đã phát hiện nhiều bộ hài cốt người Việt cổ có niên đại từ 4.000 - 6.000 năm tại di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước