Bảo vệ di sản bằng tình yêu và trách nhiệm của cộng đồng

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 27/05/2025 06:00 GMT+7

bangdatally.xyz - Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sở hữu 8 di sản văn hóa vật thể, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu và ba "thành phố sáng tạo toàn cầu" được UNESCO ghi danh, Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trên hành trình phát huy những giá trị văn hóa của cha ông để lại cho các thế hệ mai sau, người dân không chỉ là người gìn giữ di sản, mà là chủ thể tạo nên giá trị, quyết định sự sống còn của di sản trong tương lai. Đó là hành trình hài hòa giữa bảo tồn và phát triển - nơi người dân chính là điểm tựa bền vững nhất.

Người dân làng cổ Đường Lâm từng gửi đơn xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia cho nhà nước do nhiều khó khăn khi sống trong khu vực được công nhận là di tích. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của 12 năm trước. Hiện nay, đã có nhiều thay đổi tích cực ở ngôi làng cổ này. Chính người dân là hạt nhân bảo tồn và phát huy di sản.

Bảo vệ di sản bằng tình yêu và trách nhiệm của cộng đồng - Ảnh 1.

Ngôi nhà cổ nhất làng Đường Lâm đã gần 400 năm tuổi và vẫn giữ được gần như nguyên trạng.

Ông Nguyễn Văn Hùng (Làng cổ Đường Lâm, Hà Nội) là chủ nhân đời thứ 10 của ngôi nhà này. Ngôi nhà vừa là nơi gia đình sinh sống, vừa kết hợp đón khách tham quan, giới thiệu ẩm thực truyền thống. Mỗi ngày, ngôi nhà đón khoảng hơn 1.000 lượt khách, tạo công ăn việc làm cho cả gia đình.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây, làng cổ Đường Lâm là nơi hiếm hoi còn lưu giữ gần như nguyên vẹn cấu trúc một ngôi làng Việt cổ với những ngõ đá ong, giếng làng, đình, chùa, nhà cổ... Để di sản này không bị mai một theo thời gian, chính những người dân nơi đây đang nỗ lực gìn giữ và làm sống lại hồn cốt làng quê Việt.

Sự thay đổi của người dân không tự nhiên mà có. Nâng cao nhận thức về giá trị di sản, giúp người dân biết cách kết hợp bảo tồn và phát triển du lịch là cách để tự thân mỗi người có trách nhiệm với di sản nơi mình đang sống. Tết làng Việt, Tuần Văn hóa - Du lịch Đường Lâm, đêm Làng cổ Đường Lâm vào tối thứ Bảy hằng tuần..., nhiều hoạt động được tổ chức để phát triển du lịch địa phương.

Một di sản chỉ có thể "sống" nếu được nuôi dưỡng bằng tình yêu và trách nhiệm từ chính cộng đồng. Cộng đồng - chứ không ai khác - mới là chủ nhân thực sự của di sản văn hóa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước