15 phút tạo ra một mã độc, AI khiến các cuộc tấn cộng mạng nhanh hơn và tinh vi hơn

Thuỳ An-Thứ sáu, ngày 23/05/2025 17:47 GMT+7

bangdatally.xyz - AI đang mở ra những cơ hội phát triển mới nhưng đồng hành với nó là những thách thức đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh mạng.

Chia sẻ bên lề sự kiện Ignite on Tour Vietnam 2025 với chủ đề "Tái định hình an ninh mạng với Precision AI", ông Simon Green, Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của Palo Alto Networks, nhận định, AI đang tái định hình cục diện cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khu vực, mở ra những đột phá công nghệ với tốc độ chưa từng có. Tuy nhiên, công nghệ này cũng đang làm thay đổi bối cảnh an ninh mạng, tạo điều kiện cho các cuộc tấn công mạng diễn ra nhanh hơn, tinh vi hơn và có mục tiêu rõ ràng hơn.

Dẫn chứng cho điều này, ông Simon Green lấy ví dụ, trước đại dịch COVID-19, để xây một mã độc, thông thường phải mất 12h. Nhưng giờ đây với AI, thời gian đó chỉ còn là... 15 phút. 

"Chỉ với tài khoản sử dụng AI trả phí khoảng 200 USD/tháng, người dùng có thể xây một mã độc chỉ trong vòng 15 phút. Điều này thực sự đáng sợ. Nhiều công ty cho biết, họ phát hiện mã độc đã tồn tại trong hệ thống trong...3 năm", ông Simon Green nói. 

15 phút tạo ra một mã độc, AI khiến các cuộc tấn cộng mạng nhanh hơn và tinh vi hơn - Ảnh 1.

Ông Simon Green, Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của Palo Alto Networks

Ông Green cho biết, bối cảnh an ninh mạng ngày càng trở nên phức tạp với sự phát triển vũ bão của AI do khối lượng dữ liệu sử dụng quá lớn. Mục tiêu tấn công đa dạng, từ đám mây, hệ thống mạng cho tới thiết bị đầu cuối. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong những năm tiếp theo khi mà quy mô đầu tư cho AI ngày càng tăng. 

Theo các số liệu từ Palo Alto Networks, trong 3 năm tới, số tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng AI sẽ đạt 270 tỷ USD. Con số này gấp 2 lần so với 3 năm qua. Cũng theo thống kê, số lượng nhân viên trong các công ty sử dụng AI trong công việc từ con số 90 triệu năm 2024 sẽ tăng lên 400 triệu vào năm 2030.

Cùng với sự phát triển của AI, báo cáo Ứng phó Sự cố Toàn cầu Unit 42 năm 2025 của Palo Alto Networks cho thấy, 86% trong tổng số 500 sự cố an ninh mạng nghiêm trọng xảy ra trong năm 2024 đã gây gián đoạn hoạt động, tổn thất uy tín hoặc thiệt hại tài chính đáng kể cho tổ chức. Đáng chú ý, 70% trong số này liên quan đến từ ba bề mặt tấn công trở lên, bao gồm thiết bị đầu cuối, hệ thống mạng và môi trường đám mây. 

Tại Việt Nam, chỉ riêng trong năm 2024 đã ghi nhận hơn 659.000 sự cố an ninh mạng, với gần một nửa các tổ chức từng là nạn nhân của ít nhất một cuộc tấn công mạng. 

Đặc biệt 14,6% tổ chức đã đối mặt với các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware), cho thấy mức độ tinh vi ngày càng tăng của các mối đe dọa mạng. Khi các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tích cực triển khai chiến lược đa đám mây (multi-cloud), nhu cầu bảo vệ các bề mặt tấn công phức tạp lại càng cấp thiết. 

Nâng cao nhận thức và một nền tảng an ninh mạng vững chắc

Để ứng phó với tình trạng an ninh mạng phức tạp trong bối cảnh AI phát triển nhanh và mạnh,  ông Simon Green nhấn mạnh, các công ty, tổ chức cần có sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, để có những giải pháp kịp thời. 

"Để ứng phó hiệu quả, các tổ chức cần chuyển dịch sang các nền tảng thông minh, được vận hành dựa trên AI, có khả năng dự đoán và vô hiệu hóa các nguy cơ an ninh mạng theo thời gian thực. Đây là bước chuyển mang tính sống còn trong bối cảnh môi trường đe dọa ngày càng phức tạp và khó lường", ông Simon Green cho hay. 

15 phút tạo ra một mã độc, AI khiến các cuộc tấn cộng mạng nhanh hơn và tinh vi hơn - Ảnh 2.

Giải pháp bảo mật mới nhấn mạnh tới khả năng bảo mật tự động, có khả năng dự đoán trước, giúp nâng cao hiệu quả phát hiện, ngăn chặn và ứng phó trước các mối đe dọa.

Nói thêm về giải pháp, ông Green đặc biệt nhấn mạnh tới 3 đặc tính. Yếu tố đầu tiên là Zero Trust. Thay vì kiểm tra ngẫu nhiên, hệ thống sẽ "không tin ai" và kiểm tra tất cả các truy vấn. Ngoài ra, giải pháp cũng được vận hành bằng chính AI thế hệ mới, có khả năng bảo mật tự động, có khả năng dự đoán trước, giúp nâng cao hiệu quả phát hiện, ngăn chặn và ứng phó trước các mối đe dọa. Ngoài ra giải pháp cần "bảo mật theo thời gian thực", từ code đến đám mây đến SOC (trung tâm điều hành). 

Chia sẻ thêm về giải pháp với các doanh nghiệp Việt, ông Hoàng Quang Huy, Giám đốc Palo Alto Networks Việt Nam, cho biết, các doanh nghiệp có tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin nhanh, nhưng nhận thức về an toàn, an ninh, bảo mật còn thấp. Điều này, cần các công ty giải trang bị kiến thức đến cho từng nhân viên về những rủi ro khi mất an toàn thông tin.

"Quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ tài chính (fintech), thương mại điện tử và sản xuất, đang mở ra nhiều cơ phát triển hấp dẫn, nhưng đồng thời cũng mở rộng bề mặt tấn công cho các mối đe dọa mạng. Nhiều tổ chức tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của hành trình số hoá và cần một nền tảng an ninh mạng vững chắc, thông minh để bảo vệ hệ thống", ông Huy cho hay. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước