Việc lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là sự kiện chính trị quan trọng, đang được triển khai rộng rãi trên khắp cả nước. Đây cũng là dịp để mỗi công dân, thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của đất nước.
Theo dõi tin tức về kỳ họp Quốc hội đang diễn ra là hoạt động được quan tâm hàng đầu của những cán bộ hưu trí và cựu chiến binh. Nội dung kỳ họp càng trở nên thu hút hơn, khi Quốc hội tuyên bố thông qua chủ trương lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp.
"Khi thay đổi, bổ sung điều gì, xin ý kiến thì người dân chắc chắn tham gia", ông Phạm Ngọc Hùng (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho biết.
Theo hầu hết cán bộ Đảng viên và cử tri cả nước, chủ trương xin ý kiến nhân dân để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
"Trước hết là em tìm đọc bản dự thảo vừa được công bố, bên cạnh đó em đóng góp ý kiến của mình trên VNeID để thể hiện ý kiến của một cử tri trẻ", anh Nguyễn Toàn Thiện (sinh viên Đại học Cần Thơ) chia sẻ.
Theo hầu hết cán bộ Đảng viên và cử tri cả nước, chủ trương xin ý kiến nhân dân để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
"Tôi hoàn toàn ủng hộ với chủ trương đã diễn ra từ đầu năm đến nay và hy vọng vào quyết định của kỳ họp thứ 9 này", ông Hoàng Minh Hòa (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho hay.
Theo Quốc hội, mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành, các cấp phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và phải được nghiên cứu tiếp thu, giải thích nghiêm túc, làm cơ sở cho việc hoàn thiện dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!