Bí thư xã, phường mới ở Hà Nội sẽ không là người địa phương

A.Đ-Thứ hai, ngày 12/05/2025 08:26 GMT+7

bangdatally.xyz - Hà Nội sẽ lấy cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện làm nòng cốt tại các xã, phường mới và thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cơ bản không là người địa phương.

Xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với sản phẩm, kết quả công việc

Sau khi sắp xếp, TP Hà Nội dự kiến còn 126 phường, xã, giảm 400 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố.

Bí thư xã, phường mới ở Hà Nội sẽ không là người địa phương - Ảnh 1.

Giải quyết thủ tục hành chính tại Hà Nội. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Từ ngày 1/7 tới, Hà Nội sẽ chính thức vận hành mô hình chính quyền 2 cấp, gồm cấp thành phố và cấp xã, phường. Thành phố sẽ tổ chức lại đội ngũ cán bộ phải gắn liền với mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và trách nhiệm giải trình ở cấp cơ sở.

Hà Nội xác định việc sắp xếp, bố trí phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng đối với công tác cán bộ; lấy chất lượng đội ngũ cán bộ là yếu tố then chốt bảo đảm cho việc vận hành hiệu quả mô hình chính quyền 2 cấp, gần dân, sát dân, phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp.

Việc sắp xếp, bố trí cán bộ hoàn thành trước ngày 1/7/2025, bảo đảm tính liên tục trong lãnh đạo, điều hành.

Theo hướng dẫn, việc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới sẽ được Hà Nội thực hiện theo 6 nguyên tắc, trong đó cán bộ phải có phẩm chất, năng lực, uy tín, chuyên nghiệp; có tư duy quản trị hiện đại, tinh thần phục vụ cao và đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số...

Việc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới được xem xét trên cơ sở tổng thể thực trạng đội ngũ cán bộ toàn thành phố, gắn với công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và đại hội Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

Thành phố thực hiện sàng lọc, tinh giản và điều động hợp lý theo đúng nguyên tắc "có vào có ra, có lên có xuống", xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với sản phẩm, kết quả công việc.

Hà Nội sẽ lấy cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay làm nòng cốt tại các xã, phường mới và thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cơ bản không là người địa phương (đẩy mạnh ở các chức danh khác).

Thành phố cũng sẽ điều động cán bộ giữa các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo tính liên thông, đồng bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ toàn thành phố.

Bên cạnh đó, Thành ủy Hà Nội sẽ tăng cường luân chuyển, điều động cán bộ từ thành phố về cơ sở và ngược lại, nhất là các Thành ủy viên, quy hoạch Thành ủy viên tại các địa bàn trọng điểm.

Cán bộ trẻ, nữ có năng lực nổi trội có thể làm bí thư cấp ủy

Thành ủy Hà Nội yêu cầu việc lựa chọn nhân sự vào các chức danh phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đang giữ hoặc được quy hoạch vào vị trí tương đương.

Về bố trí làm bí thư cấp ủy, Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.

Hà Nội sẽ ưu tiên 4 nhóm cán bộ trên làm bí thư cấp ủy, sau đó mới xem xét đến các cán bộ ủy viên cấp huyện; trưởng các phòng, ban, cơ quan, đơn vị cấp huyện; bí thư cấp xã. Những cán bộ này phải có thành tích tiêu biểu, có năng lực nổi trội, có sản phẩm chất lượng, hiệu quả, trong đó ưu tiên cán bộ trẻ, cán bộ nữ.

Về bố trí làm phó bí thư cấp ủy, Hà Nội sẽ lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện; các ủy viên cấp huyện, trưởng các phòng, ban, cơ quan, đơn vị cấp huyện, bí thư cấp xã.

Với các chức danh diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý (bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND), trường hợp dư cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lập danh sách đề xuất để Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội điều phối chung toàn thành phố.

Trường hợp thiếu nguồn cán bộ, có thể đề xuất nhân sự khác cơ bản đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, có năng lực nổi trội, thành tích xuất sắc hoặc đề nghị bổ sung cán bộ từ nơi khác để Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xem xét, quyết định.

Cấp trưởng sở, ngành có thể giữ vị trí chủ chốt ở địa phương

Ngoài nguồn cán bộ ở quận, huyện thị xã hiện nay, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ xem xét, luân chuyển, điều động tăng cường cán bộ cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện đang công tác tại các sở, ngành, cơ quan, đơn vị thành phố về cơ sở.

Theo đó, thành phố sẽ bố trí làm bí thư cấp ủy, lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Cấp trưởng sở, ngành thành phố và tương đương; cán bộ trong quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Thành phố sẽ ưu tiên cấp phó sở, ban, ngành thành phố và tương đương có năng lực nổi trội, có triển vọng phát triển, trong quy hoạch cấp trưởng, sở, ban, ngành thành phố và tương đương.

Ngoài ra, thành phố sẽ lựa chọn một số cán bộ có năng lực, phẩm chất, đạo đức, uy tín, tiêu biểu, có tư duy đổi mới, đột phá, sáng tạo, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để bố trí về các đơn vị hành chính (xã mới) trọng điểm.

Thành phố cũng bố trí làm phó bí thư cấp ủy, lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Cấp phó sở, ngành thành phố và tương đương; trưởng phòng trong quy hoạch cấp trưởng, cấp phó sở, ban, ngành thành phố và tương đương, có năng lực nổi trội, có triển vọng phát triển.

Hà Nội: Hoàn thiện Đề án sắp xếp cấp xã trước 1/5, kết thúc cấp huyện từ 1/7 Hà Nội: Hoàn thiện Đề án sắp xếp cấp xã trước 1/5, kết thúc cấp huyện từ 1/7

bangdatally.xyz - Thường trực HĐND TP Hà Nội dự kiến sẽ bố trí thêm 2 kỳ họp chuyên đề để xem xét các cơ chế, chính sách liên quan khi sắp xếp đơn vị hành chính từ ngày 1/7/2025.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước